728x90 AdSpace

Latest News
23/5/15

Những động vật "ám ảnh" nhất rừng Amazon

Cá sấu Caiman đen, trăn Nam Mỹ, nhện độc, rắn san hô, ếch phi tiêu... khiến chuyến đi vào rừng Amazon đầy rẫy hiểm nguy.

Cá sấu Caiman đen: Loài cá sấu sống ở sông Amazon này có chiều dài 6 m và cân nặng 300 kg. Chúng có thể săn khỉ, hươu và thậm chí cả trăn Nam Mỹ. Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu Black Caiman còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác. Năm 2010, nhà sinh vật học Deise Nishimura bị con cá sấu ẩn dưới thuyền hàng tháng trời tấn công. Cô may mắn thoát chết nhưng mất một chân.


Trăn Nam Mỹ: Loài trăn dài 6 m và nặng 250 kg này có khả năng xiết chặt khiến con mồi ngạt thở rồi nuốt chửng. Chúng có thể tấn công bằng cách cắn chặt con mồi và dìm xuống nước. Ngoài việc nằm rình mồi, loài động vật hoạt động về đêm này còn chủ động đi săn.


Cá Arapaima: Là một sinh vật khổng lồ khác của Amazon, cá Arapaima có thể dài tới 2 m, nặng 100 kg với lớp vảy dày và cứng để chống lại kẻ thù. Chúng sống được ở những vùng có cá piranha mà không hề hấn gì. Khi tấn công, Arapaima thường lao thẳng tới kẻ địch. Chúng có thể làm lật thuyền và khiến con người bị thương nặng. Năm 2002, phóng viên truyền hình Jeremy Wade đã bị một con tấn công, gây thương tích nghiêm trọng.



Rắn san hô: Quy tắc “Đỏ và vàng có thể giết chết người. Đen và đỏ là bạn tử thần” có thể áp dụng với một số loài rắn ở Bắc Mỹ, nhưng ở Amazon thì không. Nhiều loại rắn san hô có màu trung tính và dễ dàng hòa lẫn với môi trường xung quanh. Loài rắn này thường tránh xa con người, nhưng nếu bị dẫm phải hay đánh động, chúng sẽ tấn công. Nọc của chúng có chứa chất độc khiến bạn ngừng thở và mất mạng trong vòng vài tiếng đồng hồ.


Rắn Fer-de-lance: Loài rắn này có thể vô cớ tấn công với nọc độc gây nôn, bất tỉnh, thối cơ, chảy máu trong, thậm chí là mất trí nhớ tạm thời hay vĩnh viễn. Người địa phương gọi chúng là “rắn ba bước”, nghĩa là bị cắn thì chỉ đi ba bước là chết. Dù có tầm tấn công hẹp, Fer-de-lance di chuyển nhanh hơn mắt thường có thể nhìn thấy. Ngay cả cầy mangut, loài nổi tiếng với khả năng săn rắn hổ mang chúa, cũng chỉ có cơ hội sống sót 50-50 khi đối mặt với loài rắn này.

Ếch Poison Dart (ếch phi tiêu): Màu sắc rực rỡ cảnh báo độ nguy hiểm của loài vật này. Da của loài ếch phi tiêu màu vàng có chứa chất độc gây chết người khi tiếp xúc. Thổ dân Nam Mỹ dùng độc của chúng để tẩm vào đầu phi tiêu. Chất độc này khiến tim ngừng co bóp, dẫn tới tê liệt, chảy máu trong và mất mạng trong vài phút.
Nhện Brazilian Wandering Brazil: Loài nhện độc nhất thế giới này là loài đặc hữu của Amazon và sẽ tấn công người nếu bị kích động. Nọc của chúng gây mất kiểm soát cơ và ngạt thở. Chúng không chăng tơ hay làm tổ mà chỉ lang thang khắp nơi, trú ở những nơi mát mẻ vào ban ngày và di chuyển trên mặt đất vào ban đêm. Ngoài ra, vết cắn của chúng còn dẫn tới tình trạng cương cứng suốt 4 tiếng ở nam giới.




Kiến đầu đạn: Người khổng lồ trong thế giới loài kiến này có thể dài tới 2,5 cm, với ngoại hình khá đáng sợ và dữ dằn. Chúng khá hiền lành nhưng không ngần ngại tấn công nếu bị kích động. Từ tổ trên cây, chúng thả người xuống và cắn nạn nhân. Vết cắn của chúng được mô tả là “như đi trên than hồng với đinh cắm trong gót chân” và cơn đau sẽ kéo dài tới 24 tiếng. Bạn sẽ mất mạng nếu bị sốc phản vệ, còn thường thì sẽ chỉ bị nôn và tê liệt tạm thời. Điều đáng sợ là một con có thể cắn nhiều lần một giây và sẽ tiết ra một chất khiến những con khác tấn công nạn nhân. 


Bọ sát thủ: Ngoài vết cắn gây đau đớn, chúng còn truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh trùng mũi khoan. Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, bệnh này gây ra cái chết cho 12.500 người mỗi năm.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Những động vật "ám ảnh" nhất rừng Amazon Rating: 5 Reviewed By: Unknown